Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

“KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TỐT – CHẤT LƯỢNG CAO”

1. Giới thiệu chung

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập theo Quyết định số 25/QĐ-BVĐKKVPT  ngày 08 tháng 03 năm 2010 của bệnh viện và hoạt động cho tới nay, là một khoa nằm trong khối Ngoại Sản Chuyên Khoa của Bệnh viện Đa Khoa thị xã Phú Thọ, trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Cơ cấu, tổ chức

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn gồm các 04 bộ phận chuyên môn:

  • Bộ phận hành chính – giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Bộ phận khử khuẩn – tiệt khuẩn
  • Bộ phận giặt là
  • Quản lý chất thải

Nhân sự : Tổng cộng 07 người,

  • Phó Trưởng khoa: CN. Hạ Thị Thảo
  • Nhân viên: 06 người, Trong đó CN Điều dưỡng 03, Y công 03.

3. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là đơn vị chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc với các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Thông tư 16/2018/TT-BYT.

Nhiệm vụ

  • Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
  • Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
  • Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế, đồ vải y tế.
  • Kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường bệnh viện.
  • Kiểm tra an toàn thực phẩm về vi sinh vật.
  • Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật.
  • Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng hóa chất, vật tư sử dụng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Tổ chức huấn luyện – đào tạo.
  • Thực hiện nghiên cứu khoa học.

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

  • Máy hấp ướt TC500 01
  • Nồi hấp Tomy 01
  • Máy hàn nhiệt 01
  • Máy nén khí 01
  • Bồn rửa dụng cụ 01
  • Máy giặt công nghiệp 02
  • Máy sấy đồ vải 01
  • Máy may 01

5. Các hoạt động

Thực hiện các hoạt động chuyên môn:

  • Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
  • Giám sát, báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
  • Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
  • Hướng dẫn, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác trên người bệnh.
  • Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ vệ sinh tay

  • Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay, trang bị sẵn có phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm.
  • Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên.
  • Hàng năm tổ chức chương trình phát động vệ sinh tay với nhiều nội dung hấp dẫn, các buổi truyền thông về vệ sinh tay cho người bệnh, người nhà người bệnh.

Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.

Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế.

  • Thực hiện xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.
  • Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.
  • Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.

Quản lý và xử lý đồ vải y tế

Quản lý, xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là.

Quản lý chất thải y tế.

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, thu gom, lưu giữ an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

Vệ sinh môi trường bệnh viện.

Kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

An toàn thực phẩm

Phối hợp với khoa Dinh dưỡng kiểm tra an toàn thực phẩm về vi sinh vật. Giám sát, báo cáo các trường hợp bị nhiễm khuẩn liên quan đến thực phẩm được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật

  • Quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.
  • Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.
  • Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng hóa chất, vật tư sử dụng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.

Đào tạo

  • Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện, nhân viên dịch vụ vệ sinh về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Mời các chuyên gia trong ngành kiểm soát nhiễm khuẩn hướng dẫn chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
  • Lãnh đạo khoa hoàn thành lớp định hướng chuyên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tại đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, các nhân viên trong khoa được tham gia các lớp đào tạo liên tục tại các bệnh viện như: bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh…

Nghiên cứu khoa học

Hàng năm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn như: Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện, Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế.

6. Những thành tích nổi bật

Tập thể lao động tiên tiến được Giám đốc Sở Y tế tặng giấy khen vào các năm 2015, 2016, 2017,2018.

Tập thể lao động tiên tiến vào năm 2019, 2020, 2021, 2022.